nghề dịch vụ

Những điều cần biết về đặc điểm và vai trò của nghề dịch vụ

Trong những năm gần đây, ngành dịch vụ luôn được quan tâm và chú trọng phát triển trong nền kinh tế nước ta. Vậy những đặc điểm và vai trò nghề dịch vụ là gì? Hãy tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Nghề dịch vụ là gì?

Dịch vụ được hiểu là ngành công nghiệp không khói, mà các sản phẩm tạo ra mang tính phi vật chất và không gây hại đến môi trường. Với mục đích hình thành là để phục vụ nhu cầu của con người nên phụ thuộc vào mức độ sử dụng khi khách hàng hưởng thụ các dịch vụ đó, mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các ngành khác.

Có thể phân loại các nhóm dịch vụ ở các lĩnh vực như: Kinh doanh (tài chính, bảo hiểm, vận tải, bất động sản…), dịch vụ công (hành chính công, hoạt động đoàn thể), tiêu dùng (du lịch, hoạt động buôn bán, dịch vụ cá nhân…). Nhờ sự phân loại này đã thu hút nguồn lao động và tạo việc làm cho nhiều người. Đồng thời khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên, các thành tựu khoa học – kĩ thuật, các di tích lịch sử – văn hóa.

Theo đó, việc làm trong ngành dịch vụ khá đa dạng và được phân loại theo trình độ khác nhau. Trong đó, một số ngành nghề mang tính chuyên môn cao như bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, nhà tư vấn, kỹ sư IT, huấn luyện viên, tiếp viên hàng không… Bên cạnh đó, còn có một số ngành khác không đòi hỏi cao về bằng cấp và mang tính năng động, dễ tìm việc phù hợp với xu hướng phát triển như  thợ tạo mẫu, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên tư vấn bán hàng, nhân viên tổ chức sự kiện, nhân viên vận chuyển, nhân viên phục vụ tại các nhà hàng – khách sạn, nhân viên chăm sóc sức khỏe và làm đẹp…

nghề dịch vụNhững điều cần biết về đặc điểm và vai trò của nghề dịch vụ

Xem thêm: Những góc khuất chưa biết về nghề Dancer

Nghề dịch vụ khách hàng là gì?

Nghề dịch vụ khách hàng trong tiếng Anh là Customer service, đây là quá trình đảm bảo sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Thông thường, dịch vụ khách hàng diễn ra trong khi thực hiện giao dịch cho khách hàng, chẳng hạn như bán hàng hoặc trả lại một mặt hàng có thể ở dạng tương tác trực tiếp như gọi điện thoại, hệ thống tự phục vụ hoặc bằng các phương tiện khác.

Nghề dịch vụ khách hàng là một phần quan trọng trong việc duy trì các mối quan hệ khách hàng và là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển doanh thu. Hầu hết các doanh nghiệp thành công đều nhận ra tầm quan trọng của việc cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng xuất sắc. Tương tác lịch sự và tạo được sự đồng cảm nơi khách hàng chính là tạo ra sự khác biệt giữa một công ty thành công và thất bại.

Vai trò của ngành dịch vụ

Ngành dịch vụ có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong cuộc sống, nhất là trong thời đại 4.0 ngày nay. Dịch vụ sẽ có vai trò rộng khắp những mặt về sản xuất, kinh tế và xã hội. Đối với nền kinh tế quốc dân, ngành dịch vụ có vai trò góp phần đẩy nhanh được tốc độ lưu chuyển hàng hóa, tiền tệ ở trong nền kinh tế. Ngành này cũng sẽ thúc đẩy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhằm giúp cho đất nước có thể sánh vai cùng với những quốc gia khác trên thế giới.

Bên cạnh đó, trong ngành sản xuất hoạt động, dịch vụ sẽ giúp cung ứng về nguyên vật liệu cho sản xuất, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Ngành dịch vụ sẽ tạo nên được mức độ liên hệ giữa từng ngành sản xuất, những vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài. Còn trong đời sống xã hội, ngành dịch vụ sẽ tạo điều kiện việc làm tốt đối với nhiều nhóm ngành nghề, mang lại nguồn thu nhập đối với từng cá nhân và nền kinh tế nước nhà. Không chỉ vậy, ngành dịch vụ còn đáp ứng được những nhu cầu của con người như du lịch, đi lại, mua sắm, tiêu dùng ăn ở của con người…

nghề dịch vụNhững điều cần biết về đặc điểm và vai trò của nghề dịch vụ

Xem thêm: Tìm hiểu những tố chất cần có của nghề đầu bếp

Một số đặc trưng của ngành dịch vụ

Sản phẩm mang tính phi vật chất

Đây chính là đặc điểm đặc trưng giúp nhận diện ngành dịch vụ luôn mang đến những sản phẩm vô hình, hay còn được biết đến là những sản phẩm hàng hóa mang tính phi vật thể. Nếu như các ngành công nghiệp sản xuất có tính chất tạo ra những sản phẩm hàng hóa hữu hình, có thể cầm nắm được như quần áo, đồ ăn, đồ gia dụng… thì các ngành dịch vụ ngược lại. Tuy nhiên, đây lại chính là điểm đặc biệt mỗi khi nói đến các ngành dịch vụ.

Sản xuất và tiêu thụ là quá trình không tách rời

Nếu như các ngành công nghiệp sản xuất khác thì quá trình sản xuất có thể diễn ra trước và quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ diễn ra dần dần cho đến khi hết hàng. Theo đó, quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ sản phẩm không cần diễn ra cùng nhau mà vẫn có thể cùng phát triển. Tuy nhiên, đối với ngành dịch vụ lại không thể hoạt động theo phương thức như vậy, quá trình sản xuất và tiêu dùng phải diễn ra đồng thời, cung cấp đến đâu thì sẽ tiêu thụ đến đó.

Sản phẩm không đồng nhất

Sự không đồng nhất trong các loại sản phẩm của ngành dịch vụ chính là chất lượng của các ngành dịch vụ không giống nhau. Điều này phụ thuộc vào nơi cung cấp của các ngành dịch vụ đó cũng như cách thức doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đến khách hàng. Mặc dù chất lượng của các ngành dịch vụ có thể có một tiêu chuẩn chung để đánh giá nhưng về cơ bản chất lượng của các ngành dịch vụ là khác nhau.

Không thể chuyển quyền sở hữu và không toàn quyền sở hữu

Đối tượng mà ngành dịch vụ hướng đến là mọi khách hàng, nhưng có một điểm đặc biệt về hàng hóa của các ngành dịch vụ đó là sản phẩm sẽ không có quyền sở hữu cũng như toàn quyền sở hữu của riêng một đối tượng nào. Theo đó, đối tượng được quyền sở hữu của dịch vụ chỉ có khách hàng đã mua sản phẩm dịch vụ đó mà thôi.

Tính không thể cất giữ

Nếu như các sản phẩm, hàng hóa hữu hình có thể lưu giữ và bảo quản được thì sản phẩm của ngành dịch vụ lại không thể cất giữ được trong kho, không thể được lưu trữ để bán hoặc sử dụng sau này. Nói cách khác, dịch vụ không thể được kiểm kê. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng của dịch vụ, vì có thể có tác động lớn đến kết quả tài chính.

Ví dụ: Các bác sĩ thường tính phí bệnh nhân cho các cuộc hẹn lỡ vì giá trị dịch vụ đã bị mất. Giá trị này chỉ tồn tại ở thời điểm cụ thể đó và biến mất khi bệnh nhân không đến.

Tính đa dạng

Chất lượng dịch vụ có thể thay đổi rất nhiều, tùy thuộc vào người cung cấp chúng và khi nào, ở đâu và như thế nào. Do tính chất thâm dụng lao động của dịch vụ sẽ có nhiều sự khác biệt về chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi các đơn vị khác nhau, hoặc thậm chí bởi cùng một nhà cung cấp tại các thời điểm khác nhau.

Cách để kinh doanh ngành dịch vụ mang lại hiệu quả

Để kinh doanh ngành dịch vụ mang lại hiệu quả, các doanh nghiệp cần lưu ý đến các vấn đề sau:

– Tạo sự khác biệt: Nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giống nhau nên tạo ra tính cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. Vì vậy, để tồn tại và phát triển thì mỗi doanh nghiệp phải tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ của mình.

– Chất lượng và giá cả: Vì là kinh doanh dịch vụ nên vấn đề chất lượng và giá cả cần được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Bởi hiện nay người tiêu dùng có nhiều lựa chọn sử dụng dịch vụ khác nhau phù hợp với điều kiện của họ. Ở đâu chất lượng tốt hoặc giá cả phải chăng thì khách hàng sẽ tìm đến.

– Quảng cáo và tiếp thị: Đây là hoạt động marketing mà bất kì doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện trong thời đại hiện nay. Bởi hình thức quảng cáo ngày càng đa dạng với cách thức tiếp cận người dùng nhờ vào các kênh truyền thông cực kỳ hiệu quả.

– Tương tác với khách hàng thường xuyên: Việc làm này được thực hiện với mục đích giữ chân khách hàng để họ nhớ đến dịch vụ. Trong quá trình đó sẽ cho bạn hiểu tâm lý khách hàng, biết được họ muốn gì và doanh nghiệp cần làm gì để đáp ứng chất lượng tiêu dùng.

– Thái độ phục vụ: Dịch vụ là ngành mà chú trọng đến thái độ phục vụ hơn bao giờ hết. Vì những ứng xử của nhân viên có thể tác động khiến khách hàng lựa chọn hoặc từ chối dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Chính vì vậy, việc đào tạo bộ phận bán hàng và chăm sóc khách hàng luôn được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.

Tổng hợp

Rate this post

About The Author