nghe-cho-vay-nang-lai

Nghề cho vay nặng lãi bị xử phạt như thế nào?

Nghề cho vay nặng lãi hay cho vay lãi đang trở nên phổ biến tại Việt Nam vì thủ tục vay đơn giản, người cho vay thường là một cá nhân hoặc một nhóm người. Quy định mới năm 2022 về tội cho vay nặng lãi như thế nào?.

Nghề cho vay nặng lãi là gì?

Có người quan niệm cho vay nặng lãi là một nghề giúp được nhiều người có vốn làm ăn trong lúc cần thiết, giải quyết được công việc kịp thời. Tuy nhiên bản chất của cho vay nặng lãi là một hình thức vay tín chấp nhanh. Nghề cho vay nặng lãi là cho vay tiền với lãi suất cao hơn mặt bằng chung. Người vay không cần phải có tài sản thế chấp hay người bảo lãnh mà chỉ cần có đầy đủ giấy tờ tùy thân là được phép vay vốn. Nếu vay ở ngân hàng, người vay sẽ cần có chứng minh thu nhập cùng các thông tin cá nhân khắt khe hơn. Nhưng vay nặng lãi cho phép khách hàng vay tiền một cách nhanh chóng, các bước sẽ được rút gọn đến mức tối đa.

nghe-cho-vay-nang-lai
Vay nặng lãi chỉ cần có CMND là bạn có thể vay được tiền ngay

Xem thêm: Nét đặc trưng của nghệ thuật nghe Xẩm

Nghề này cho phép khách hàng vay tiền một cách nhanh chóng, mà không cần phải chuẩn bị thủ tục hay chờ đợi. Cho vay nặng lãi là hình thức vay tiền gấp với lãi suất cho vay cao hơn so với quy định của nhà nước. Thậm chí cho vay còn có thể cao hơn nhiều so với quy định của pháp luật vì thường do cá nhân hay nhóm người đứng ra cho vay.

Cách cho vay này được nhiều người lựa chọn nhất là người khó khăn cần tiền ngay mà quên mất mức lãi suất phải trả sau đó. Với mức cho vay với mức lãi suất trên 1,66%/tháng sẽ được gọi là vay nặng lãi. Nhiều người bị ép mức lãi suất “cắt cổ” vì cho vay đầu vào dễ dàng nhưng đầu ra với lãi rất khủng. Lãi ngày tăng chóng mặt nên bao người rơi vào cảnh đường cùng, bị đe dọa, bị xử lý dã man. Ở Việt Nam, nghề cho vay nặng lãi phổ biến và có sự phát triển nhanh chóng. Từ thành thị về thôn quê, hệ thống tín dụng đen đã phủ kín và hoạt động kín đáo dưới bàn tay của nghề cho vay nặng lãi.

Quy định năm 2022 về tội cho vay nặng lãi

Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về lãi suất vay như sau:

Lãi suất vay do các bên thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Theo quy định Điều 201, Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:

  • Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  • Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
nghe-cho-vay-nang-lai
Cho vay nặng lãi bị xử phạt thế nào?

Xem thêm: Nghề diễn viên cần học giỏi môn gì?

Nhiều hệ lụy từ nghề cho vay nặng lãi

Đã có rất nhiều cái chết, tự tử là do bế tắc từ nợ nần với tiền vay là hàng tỷ đồng của xã hội đen. Đã có rất nhiều người vì quá bần cùng bế tắc nên đã chọn cái chết để giải thoát khỏi những món nợ nặng lãi.

Nghề cho vay nặng lãi xét theo phương diện thực tế có thất đức không còn tùy vào suy nghĩ của mỗi người vì người đi vay là chủ động và không bị ép buộc ký vào hợp đồng vay tiền. Theo Phật giảng, nếu như bạn làm nghề cho vay nặng lãi sẽ sớm gặp quả báo, thậm chí kiếp sau sẽ trở thành con nợ của người khác và hành hạ tới chết nên bạn cần chú ý trước khi quyết định làm nghề này.

Rate this post

About The Author