nghe-xam

Nét đặc trưng của nghệ thuật nghe Xẩm

Xẩm là một loại hình diễn xướng dân gian độc đáo trong kho tàng âm nhạc cổ truyền của dân tộc. Hát Xẩm đã gắn bó với nhiều lớp thế hệ cha ông ta, tuy nhiên nghe Xẩm không phải ai cũng hiểu về loại hình nghệ thuật này.

Lịch sử và nguồn gốc hát Xẩm

Hát Xẩm là một thể loại âm nhạc dân dã, độc đáo, ra đời đã hơn 700 năm. Trước đây được phổ biến ở các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Bắc Giang. Xẩm được biết đến là hoại hình diễn xướng dân gian gắn với người khiếm thị, gắn bó với tầng lớp bình dân và người nghèo khổ vì thể hiện được góc nhìn sâu sắc về cuộc đời qua nội dung bài hát. Nghệ thuật hát Xẩm cũng trải qua nhiều thăng trầm đã vắng bóng, có nguy cơ thất truyền. Xẩm tồn tại qua lăng kính của nhiều thế hệ, bên cạnh giá trị nghệ thuật, hát Xẩm cũng là loại hình âm nhạc dân gian mang đậm tính nhân văn, thẩm mỹ về giáo dục và đạo đức của các tầng lớp trong xã hội. Trước guồng quay của cuộc sống hiện đại, hát Xẩm đối mặt với nguy cơ mai một nên đã có rất nhiều biện pháp đang cố gắng bảo vệ và phục hồi loại hình nghệ thuật này.

nghe-xam
Nghệ thuật hát Xẩm ra đời đã hơn 700 năm

Xem thêm: Những góc khuất chưa biết về nghề dancer

Hát Xẩm thường gắn với câu chuyện, phong trào, giai đoạn lịch sử nào đó, lên án những bất công cường quyền, bênh vực những số phận bấy hạnh nghèo khổ bị chà đạp. Nghe Xẩm nếu chúng ta hiểu và thẩm thấu được ý nghĩa của nó sẽ đánh thức được lòng người, vực dậy tâm hồn hướng về cái thiện, hướng về nơi ánh sáng và hạnh phúc.

Nét đặc trưng của nghệ thuật hát Xẩm

Hát Xẩm chứa đựng nét đặc trưng trong các làn điệu riêng, nghe Xẩm nhiều chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về thể loại âm nhạc này. Một bài hát Xẩm trọn vẹn sẽ gồm các câu vỉa được ví là phần dẫn dụ của câu chuyện về câu từ ca nợi quê hương đất nước, lịch sử hào hùng đến những đạo lý làm người, lên án những thói hư thật xấu trong xã hội. còn về nghệ thuật, hát Xẩm chắt lọc những cái hay, cái đẹp, nét tinh túy của các thể loại âm nhạc cổ truyền như hát ví, hát ru, quan họ, hò khoan có những sắc thái và đặc trưng riêng không thể trộn lẫn.

Nghe Xẩm phổ biến như Xẩm thập ân, Xẩm Huê tình, Xẩm trống quân, Xẩm hò khoan, Xẩm chợ, Xẩm tàu điện, Xẩm ngâm vịnh… Giai điệu xẩm uyển chuyển, tinh tế, lời xẩm mộc mạc dễ hiểu, thích hợp cho hình thức tự sự và trữ tình. Giá trị thiết thực nhất mà hát Xẩm mang lại là giáo dục nhân cách, đạo đức và lối sống của người Việt qua những bài hát về tình nghĩa vợ chồng, ơn cha, nghĩa mẹ gần gũi dễ hiểu.

Có giai đoạn Xẩm phát triển cực thịnh, song cũng như nhiều loại hình âm nhạc dân tộc khác, hát Xẩm hiện nay đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức khi đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Môi trường diễn xướng dân gian truyền thống ngày càng bị thu hẹp vì phải cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật hiện đại kéo theo xu hướng thị hiếu của công chúng thay đổi. Nghe hát Xẩm ngày một ít đi nên đội ngũ nghệ nhân hát Xẩm cũng khan hiếm theo. Việc truyền dạy hát Xẩm có nguy cơ thất truyền cao vì quá ít câu lạc bộ và các chiếu Xẩm.

Bảo tồn và phát huy nghệ thuật hát Xẩm Yên Mô

Cố nghệ nhân Hà Thị Cầu- người hát xẩm cuối cùng của thế kỷ 20 là người Yên Mô, Ninh Bình. Cụ đã có những bài hát nổi tiếng tự sáng tác có giai điệu chậm rãi, khoan thai, trầm bổng mang tính kể chuyện qua làn điệu và ca từ bắt nguồn từ dân gian.

nghe-xam
Cố nghệ nhân Hà Thị Cầu trong lần biểu diễn hát Xẩm

Xem thêm: Nghề diễn viên cần học giỏi môn gì?

Yên Mô Nơi nổi danh với tên tuổi của. Hát xẩm tại Yên Mô có đặc trưng là xẩm chợ, với nhiều làn điệu phong phú, có một số bài hát nổi tiếng do cố nghệ nhân Hà Thị Cầu sáng tác.

Huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của nghệ thuật hát Xẩm. Nơi đây đang thành lập nhiều câu lạc bộ về Xẩm để phát huy và lưu truyền Xẩm đến với nhiều người hơn nữa. Là nơi có đóng góp quan trọng trong hành trình của Việt Nam đề nghị UNESCO công nhận hát Xẩm là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Rate this post

About The Author