Nghề an ninh mạng học gì, ra làm gì là câu hỏi của các bạn mới bắt đầu học công nghệ thông tin, quản trị mạng, an ninh mạng. Do đó, trong bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem an ninh mạng là gì, họ ra sao và ra trường sẽ làm gì nhé.
Nghề an ninh mạng là gì?
An ninh mạng là hoạt động bảo vệ máy tính, máy chủ, thiết bị di động, hệ thống điện tử, mạng và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công nguy hiểm. Còn được gọi là bảo mật CNTT hoặc bảo mật thông tin điện tử.
Xem thêm: Học nghề âm thanh ánh sáng
Thuật ngữ an ninh mạng được áp dụng vào nhiều ngữ cảnh khác nhau, từ kinh doanh đến điện toán di động và có thể chia thành một số loại phổ biến sau đây :
- Bảo mật mạng là hoạt động bảo vệ mạng máy tính khỏi những kẻ xâm nhập, cho dù những những kẻ tấn công có chủ đích hay phần mềm độc hại.
- Bảo mật ứng dụng tập trung vào việc giữ cho phần mềm và thiết bị không bị đe dọa. Một ứng dụng bị xâm phạm có thể cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu được bảo vệ. Bảo mật thành công bắt đầu trong giai đoạn thiết kế, trước khi một chương trình hoặc thiết bị được triển khai.
- Bảo mật thông tin bảo vệ tính toàn vẹn và quyền riêng tư của dữ liệu, cả trong quá trình lưu trữ và chuyển tiếp.
- Bảo mật hoạt động bao gồm các quy trình và quyết định để xử lý và bảo vệ tài sản dữ liệu. Các quyền mà người dùng có khi truy cập mạng và các thủ tục xác định cách thức và vị trí dữ liệu có thể được lưu trữ hoặc chia sẻ đều thuộc phạm vi này.
- Phục hồi sau thảm họa và tính liên tục trong kinh doanh xác định cách một tổ chức ứng phó với sự cố an ninh mạng hoặc bất kỳ sự kiện nào khác gây ra mất hoạt động hoặc dữ liệu.
- Giáo dục người dùng cuối giải quyết yếu tố an ninh mạng khó đoán nhất: con người. Bất kỳ ai cũng có thể vô tình đưa vi-rút vào một hệ thống an toàn khác nếu không tuân thủ tốt các phương pháp bảo mật.
Nghề an ninh mạng học những gì?
Dựa theo Tiêu chuẩn học thuật của NSA, chương trình đào tạo chuyên ngành An ninh mạng cần bao gồm các học phần:
- Phân tích dữ liệu
- Lập trình máy tính đại cương
- Điện toán đám mây
- Rủi ro trên không gian mạng
- Phòng thủ trên không gian mạng
- Nguyên tắc thiết kế bảo mật
- Nguyên tắc bảo đảm thông tin
- Mật mã học đại cương
- Hệ thống công nghệ thông tin
- Mạng lưới thông tin
- Quản trị hệ thống
- Chính sách, Pháp lý và Đạo đức
Xem thêm: Nghề an ninh sân bay
Một số trường sẽ tập trung vào lập trình, trong khi các trường khác sẽ tập trung vào pháp y kỹ thuật số (điều tra số), chính sách an ninh hay những khía cạnh rộng hơn trong lĩnh vực an ninh mạng. Khi xem xét một chương trình đào tạo chuyên ngành an ninh mạng, bạn cần để ý tới giáo án chương trình giảng dạy. Hãy chắc chắn rằng giáo án đó bao gồm cả lập trình máy tính và cung cấp cho bạn kinh nghiệm thực tế. Điều này sẽ vô cùng có giá trị cho sự nghiệp an ninh mạng của bạn trong tương lai.
Nghề an ninh mạng làm những công việc gì?
Với nhu cầu bảo mật ngày càng cao của các tổ chức, doanh nghiệp, an ninh mạng đã không chỉ còn là vấn đề riêng của lĩnh vực công nghệ thông tin mà còn là của rất nhiều các lĩnh vực khác như: Ngân hàng, giáo dục, dịch vụ online, thương mại điện tử, khách sạn, hàng không, quốc phòng, y tế,… Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực của ngành này còn đang rất thấp. Vậy nên, sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành an ninh mạng sẽ tìm được cơ hội việc làm ở rất nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau cùng mức thu nhập hấp dẫn. Cùng Hotcourses Vietnam điểm qua những vị trí công việc phổ biến trong ngành an ninh mạng:
- Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, an ninh mạng
- Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin
- Chuyên viên công nghệ thông tin
- Kỹ sư mạng
- Kỹ sư phân tích an ninh mạng
- Kỹ sư kiểm tra xâm nhập
- Chuyên viên quản trị hệ thống
- Tư vấn an ninh
- Phân tích pháp y máy tính – điều tra số
- Kỹ sư bảo mật
- Chuyên viên phản hồi sự cố
- Lập trình viên phát triển phần mềm bảo mật
- Chuyên viên kiểm tra thâm nhập
- Kiến trúc sư bảo mật
- Quản trị viên hệ thống an ninh
- Giám đốc thông tin an ninh
Mong rằng những thông tin trên đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc chuyên ngành An ninh mạng là gì? Hy vọng các bạn có thể lựa chọn cho mình một chuyên ngành thật phù hợp với bản thân nhé.