Nghề chọn người hay người chọn nghề?

Người ta thường nói nghề chọn người chứ người không chọn được nghề, đây có lẽ là câu nói rất nhiều người sau bao năm vật lộn với công việc đúc rút ra và chia sẻ lại. Quan điểm này đúng hay sai?.

Người chọn nghề hay nghề chọn người?

Ai cũng muốn tự mình được chọn công việc theo ý muốn là người chọn nghề để nghề không chọn người. Tuy nhiên việc đó không hề dễ dàng khi có nhiều cơ hội tới và chúng ta muốn thay đổi ngành nghề đã học và rẽ sang một con đường mới. Nghề nghiệp là một cuộc hành trình, việc lựa chọn công việc đầu tiên vô cùng quan trọng vì có thể đó là công việc bạn sẽ gắn bó lâu dài, giúp bạn mở ra cánh cửa tương lai đầy những hi vọng.

Nếu chọn nghề nghiệp nếu không định hướng rõ ràng sẽ khiến chúng ta đi lạc đường. Người chọn nghề hay nghề chọn người vẫn còn là một câu hỏi bí ẩn không có đáp án. Vì cũng có nhiều người đã thành công ở lĩnh vực “tay ngang” không phải chuyên ngành học và sau nhiều năm làm việc nhận ra mình phù hợp với công việc đã rẽ hướng.

nghe-chon-nguoi
Ra trường nên chọn nghề gì cho phù hợp?

Xem thêm: Nét đặc trưng của nghệ thuật nghe Xẩm

Thị trường việc làm tại Việt Nam tuy rộng lớn nhưng không phải ai cũng tìm được việc làm đúng ngành nghề. Khi ra trường, họ sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như hoàn cảnh gia đình, nền kinh tế quốc gia, hi vọng của bố mẹ. Ví dụ họ yêu thích ngành y nhưng điều kiện gia đình không theo nghề đến cùng được. Vì thế nghề chọn người rất đúng ở các trường hợp chúng ta không có lựa chọn để kiểm soát được việc chọn lựa nghề nghiệp họ yêu thích. Không phải lúc nào con người cũng được làm mọi việc theo ý mình nên việc lựa chọn nghề nghiệp trái ngành cũng dễ hiểu.

Chúng ta lựa chọn ngành học xuất phát từ nhiều nguồn như mong muốn của gia đình, sở thích bản thân và tư vấn của nhà trường. Tuy nhiên trong quá trình học tập và ra trường lại nhận ra mình không thể theo đuổi thành công với nghề này nên rất nhiều người đã lựa chọn việc làm trái ngành dù ít chuyên môn. Đây chính là lý do chính người ta hay nói “Nghề chọn người chứ người không chọn được nghề”.

Làm sao để không chọn sai nghề?

Nhiều người sau thời gian vật lộn tìm hướng đi, cuối cùng đã chấp nhận làm trái ngành trái nghề. Vì chuyện mưu sinh, cơm áo gạo tiền nên nhiều người chọn làm trái ngành và dần dần gặt hái được thành công trên con đường mới nên nghề chọn người chứ người không chọn được nghề là như vậy. Câu nói này chỉ là tương đối vì không ít ứng viên vẫn chủ động tìm kiếm những công việc bản thân mình yêu thích. Đa số mọi người từ 6 tháng-1 năm không tìm được công việc như ý sẽ có áp lực cơm áo gạo tiền và chấp nhận làm công việc nào đó miễn là nuôi sống được họ.

nghe-chon-nguoi
Chuyển nghề muộn, nên hay không?

Tham khảo thêm: Nghề cho vay nặng lãi bị xử phạt như thế nào?

Nghề chọn người hay người chọn nghề không thực sự quá quan trọng vì công việc đầu tiên không phải công việc cuối cùng của bạn. Nên bạn thấy mình chọn sai ngành thì cứ chọn nghề trước sẽ dẫn bạn tới một nghề khác mà bạn thật sự phù hợp. Việc nghề chọn mình hay mình chọn nghề quan trọng nhất là phải chủ động, trải nghiệm công việc thì mới tìm được câu trả lời bạn đang chọn nghề hay nghề chọn bạn.

Không có một công thức nào chính xác hoàn toàn để có quan điểm sai hay đúng, điểm chung là nghề mà một người theo đuổi có thể là giữa cái thích làm, cái ít thích hơn một chút, công việc đó mình nhiều kinh nghiệm hay ít kinh nghiệm. Không nên ràng buộc bản thân quá sớm vào một ngành mà chưa thực sự hiểu ngành đó, nếu đam mê bạn cứ nên theo đuổi để xem năng lực thực sự của mình tới đâu. Để giỏi chuyên môn bạn cần đầu tư lao động và trí óc, điều quan trọng nhất, phải biết mình là ai và năng lực tới đâu để cải thiện bản thân lên một skill mới. Thay vì tập trung vào “tên nghề” thì chúng ta nên chú tâm đến những kỹ năng mà công việc ấy đòi hỏi rồi kết nối chúng với những kỹ năng ta có sẵn.

Công việc nào cũng có khó khăn, thuận lợi riêng, có thời kỳ sôi nổi, có giai đoạn bão hòa. Bạn nên dành thời gian xem xét kỹ lưỡng xem có nên thay đổi công việc mới hay không trước khi đưa ra quyết định. Không có lựa chọn nào đúng 100%, chỉ có lựa chọn phù hợp nhất với bản thân mỗi người ở thời điểm nào đó. Đừng vội chạy trốn khỏi một công việc áp lực để vội vàng lao vào công việc khủng khiếp không kém vì nỗi sợ không có việc làm. Giai đoạn áp lực này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn trong bước đường công việc sau này.

Rate this post

About The Author