Nghề đúc đồng có lịch sử và truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Dù trải qua nhiều thăng trầm lịch sử thì nghề này vẫn được giữ gìn và truyền qua nhiều thế hệ, ngày càng phát triển hơn. Để hiểu rõ hơn về nghề này với các công việc chủ yếu thì các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Nghề đúc đồng là gì?
Nghề đúc đồng là một nhánh nhỏ trong nghề đúc nói chung. Đúc đồng là phương pháp tạo phôi qua phương pháp nấu chảy kim loại đồng. Chờ đồng nóng chảy thì rót vào khuôn có hình dáng với kích thước của vật đúc. Kim loại sau khi đông đặc sẽ tạo ra vật mẫu với hình dáng giống lòng khuôn đúc.
Đúc đồng là nghề truyền thống, công việc thủ công do những người thợ có chuyên môn thực hiện. Với cơ chế đun nóng dung dịch đồng, tạo khối với trạm trổ thì người thợ sẽ tạo ra thành phẩm với hình khối khác nhau, có vẻ ngoài sáng bóng.
2. Lịch sử ra đời nghề đúc đồng
Theo các tư liệu lịch sử thì nghề đúc đồng xuất hiện tại Việt Nam cách đây khoảng 4000 năm từ thời Phùng Nguyên (hậu kỳ thời Đá mới, mở ra kỳ thời Đồ đồng). Thời Đông Sơn, các Vua Hùng dựng nước cách đây từ 2000 – 3000 năm đã giúp cho nghề đúc đồng ngày càng phát triển. Đến thời Lý Trần thì các thế hệ thợ đúc đồng dùng thêm vàng, bạc chế tác ra nhiều sản phẩm như chuông khánh, tượng Phật …
Cho đến nay, nghề đúc đồng vẫn đang tồn tại và có bước phát triển tại các tỉnh thành, chủ yếu là tại miền Bắc Việt Nam. Trong đó, một số làng nghề nổi tiếng đúc đồng như làng Đại Bái (Bắc Ninh), làng Ngũ Xã (Hà Nội) chủ yếu đúc đồ mỹ nghệ như lư hương thờ cúng, tượng đồng…). Trong khi đó, những làng nghề đúc đồng Mỹ Đồng hay An Dương nổi tiếng với nghề đúc đồng cơ khí chủ yếu.
>>> Xem thêm: Nghề Designer là gì? Các vị trí công việc của Designer
3. Nghề đúc đồng tạo ra sản phẩm chứa giá trị cao
Đồng là kim loại có từ lâu đời, rất bền và an toàn cho sức khỏe. Do vậy, các sản phẩm đúc đồng bền theo năm tháng.
Theo các chuyên gia, đồng là kim loại có sức bền thuộc top đầu các loại đồ đúc. Qua năm tháng thì từ những chi tiết máy móc nhỏ cho đến bức tượng lớn đều giữ nguyên vẻ đẹp ban đầu. Với đặc tính lâu bền trong môi trường giúp các vi tiết máy bằng đồng đều được ưu tiên dùng trong các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo.
3.1. Sản phẩm đúc đồng có giá trị thẩm mỹ cao
Sản phẩm đúc đồng mỹ nghệ có tính thẩm mỹ cao, vẻ đẹp này giúp chúng được trưng bày tại những nơi trang trọng như bàn thờ, đền thờ… Đa số các nghệ nhân đồ đồng kết hợp hài hòa màu sắc cổ kính, chất liệu mềm mại, sang trọng trong từng họa tiết. Do vậy những sản phẩm tạo ra nét đẹp trong nghệ thuật đúc đồng.
3.2. Sản phẩm đúc đồng mang quốc hồn văn hóa
Lịch sử phát triển nghề đã vun đắp lên những giá trị theo năm tháng cho các sản phẩm đúc đồng. Sự tồn tại lâu đời, sớm trở thành nét văn hóa của người Việt. Ngoài chiếc trống đồng Đông Sơn hay lư hương hoa văn tinh xảo thì ngay cả những chi tiết nhỏ bé trong máy tàu thủy đều thể hiện vẻ đẹp của người thơ lao động chăm chỉ.
Các giá trị tốt đẹp đó đã thôi thúc nhiều người yêu nghề đúc đồng phải quyết tâm gìn giữ giá trị.
4. Quá trình đúc đồng như thế nào?
Để tạo ra sản phẩm đúc đồng đòi hỏi các người thợ lành nghề phải đặt 100% tâm huyết với sự khéo léo. Với kỹ thuật đúc đồng chuẩn mới tạo ra những sản phẩm chất lượng.
Quy trình đúc đồng cơ bản như sau: (1) Tạo mẫu – (2) Tạo khuôn – (3) Nấu chảy kim loại – (4) Rót khuôn – (5) Hoàn thiện sản phẩm.
Mỗi công đoạn này có vai trò quyết định đến chất lượng thành phẩm cuối cùng. Khâu vẽ cũng khởi nguồn cho ý tưởng về hình dáng sản phẩm. Về khâu tạo khuôn cũng đòi hỏi người thợ lành nghề được tham gia, các bước nấu chảy nguyên liệu, rót nguyên liệu vào khuôn đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ để đảm bảo an toàn với chất lượng thành phẩm. Bước cuối cùng là gia công để hoàn thiện sản phẩm và xuất xưởng.
>>> Bạn có biết: Nghề dancer là gì? Khó khăn với nghề Dancer là những gì?
5. Con đường nhiều triển vọng của nghề đúc đồng trong tương lai
Nhiều bạn trẻ đánh giá nghề đúc đồng không có tương lai bởi nghề này đòi hỏi sự tỉ mỉ và bỏ công lao động nhiều. Điều này khiến cho các bạn trẻ không phải ai cũng sẵn sàng dành nhiều tâm huyết cho nghề này.
Nghề đúc đồng cơ khí hiện tại vẫn đang có chỗ đứng chắc chắn trong ngành công nghiệp. Với nền công nghiệp ở Việt Nam thì tại một số tỉnh như Hải Phòng phát triển, nên nguồn nhân lực cũng cực kỳ dồi dào.
Các chi tiết máy móc hay bộ phận máy móc thiết bị đều được sản xuất từ xưởng đúc đồng chuyên nghiệp. Nền công nghiệp ngày càng phát triển thì đúc đồng cũng đang còn có nhiều tiềm năng lớn trong tương lai.
Nghề đúc đồng đến nay vẫn còn giữ nguyên bản sắc cho người Việt Nam, còn được giữ gìn và phát huy dù trong thời đại phát triển. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn thành công!