Trong những năm gần đây, nghề điện ô tô có cơ hội việc làm rất lớn nên được nhiều bạn trẻ lựa chọn học tập. Hãy tìm hiểu về ngành nghề này trong bài viết dưới đây nhé.
Nghề điện ô tô là gì?
Nghề điện ô tô là một ngành nghề chuyên sâu về lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa điện, điện lạnh và điều khiển điện tử trên ô tô. Đây là ngành đang cần nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao để đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành Công nghiệp ô tô ở Việt Nam và khu vực Asean.
Chương trình đào tạo ngành công nghệ ô tô trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng thực hành lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa điện, điện lạnh và điều khiển điện tử trên ô tô. Bên cạnh đó, ngành công nghệ ô tô là lĩnh vực được tích hợp kiến thức của nhiều ngành học, môn học. Theo đó, học viên được trang bị về kiến thức cũng như kỹ năng liên quan đến cơ khí, sản xuất và lắp ráp phụ tùng, hệ thống truyền động – truyền lực, hệ thống điều khiển… Hầu hết chương trình học tại các cơ sở đào tạo đều tập trung vào các môn chuyên ngành như: Quản lý dịch vụ ô tô, Động cơ đốt trong, Tính toán ô tô, Sửa chữa và kiểm định ô tô, Hệ thống điều khiển tự động trên, Hệ thống điện – điện tử.
Triển vọng của nghề điện ô tô trong tương lai
Xem thêm: Những vị trí công việc trong nhóm ngành nghề Công nghệ thông tin
Học ngành Công nghệ ô tô ra trường làm gì?
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, ô tô được xem là phương tiện thông dụng và được ưa chuộng ở hầu khắp các nước trên thế giới. Do đó, việc bảo trì, bảo dưỡng động cơ, các hệ thống tự động cho đến nghiên cứu, cải tiến công nghệ và dòng sản phẩm mới đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia và kỹ sư công nghệ ô tô có trình độ kỹ thuật cao. Với những kiến thức và kỹ năng đã được đào tạo, sinh viên ngành Công nghệ ô tô sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí như:
– Nhân viên kỹ thuật về bảo trì, bảo dưỡng tại các doanh nghiệp kinh doanh về xe ô tô.
– Nhân viên giám sát, điều phối sản xuất tại các đơn vị sản xuất thiết bị và lắp ráp xe ô tô.
– Chuyên viên kiểm tra bảo dưỡng, quản lý, tổ chức các nhóm làm việc chuẩn đoán các lỗi trên ô tô để phục vụ trong lĩnh vực công nghệ ô tô.
– Tư vấn bảo dưỡng, thay thế phụ tùng chính hãng để xe được vận hành tốt và bền bỉ hơn.
– Thi công hoặc giám sát việc thi công và hoàn tất các máy móc và thiết bị ô tô sản xuất đã thiết kế.
– Tham gia việc khai thác hệ thống sản xuất ô tô gồm vận hành, bảo trì, xử lý sự cố các thiết bị tự động trong nhà máy sản xuất ô tô.
– Nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực ô tô tại các viện nghiên cứu, trung tâm cơ quan nghiên cứu liên bộ…
– Tham gia giảng dạy bộ môn học của chuyên ngành công nghệ ô tô tại các trường đại học, cao đẳng.
– Mở gara sửa chữa ô tô hoặc điều hành hoạt động tại doanh nghiệp tư nhân gia đình, cung cấp dịch vụ về sửa chữa ô tô cho khách hàng.
Triển vọng của nghề điện ô tô trong tương lai
Trong những năm gần đây, nghề điện ô tô là một trong những nhóm ngành công nghệ tiềm năng được chú trọng tập trung đẩy mạnh phát triển cùng với một số ngành công nghệ khác. Bên cạnh đó, với đời sống của người dân ngày càng nâng cao thì nhu cầu về phương tiện di chuyển cũng được cải tiến, đặc biệt là ô tô cũng dần thay thế cho các phương tiện khác. Chính vì vậy, các vấn đề về chuyên môn đòi hỏi cần có những chuyên gia, các kỹ sư công nghệ ô tô có trình độ và chuyên môn cao.
Theo số liệu thống kê, có khoảng 400.000 chiếc xe ô tô được bán ra trong năm 2020 và trước đó có gần 400.000 xe bán trong năm 2019, khoảng 352.000 xe ô tô được bán năm 2018. Có thể thấy, thị trường ô tô trong nước đang rất sôi động và ngày càng có xu hướng tăng cao.
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ ô tô, nhu cầu nhân lực tăng nhanh chóng mặt. Các thương hiệu xe ô tô lớn như Toyota, Ford, Audi, BMW, TC motor… thường xuyên tuyển dụng kỹ sư ô tô với mức lương cực kỳ hấp dẫn. Tuy nhiên, nguồn nhân lực chất lượng cao hiện tại chưa đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Đây là thị trường tiềm năng cho nhu cầu việc làm cho các kỹ sư công nghệ ô tô trong những năm gần đây và tương lai sắp tới.
Mặt khác, ngành Công nghệ ô tô đang được Chính phủ chọn là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam trong giai đoạn này để đầu tư và phát triển. Các thương hiệu ô tô của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng được đẩy mạnh và phát triển khá nhanh nên nhu cầu về lao động của ngành này rất cao và trở thành xu thế thịnh hành cho sự lựa chọn nghề nghiệp của các bạn trẻ.
Theo đó, những học viên học ngành Công nghệ ô tô khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí kỹ sư thiết kế, kỹ sư lắp ráp, kỹ sư vận hành; hoặc giám sát viên tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô; kỹ thuật viên tại các cơ sở bảo hành, kiểm định, đăng kiểm ô tô tại các trạm đăng kiểm, nhân viên kinh doanh ô tô…
Triển vọng của nghề điện ô tô trong tương lai
Xem thêm: Những điều cần biết về đặc điểm và vai trò của nghề dịch vụ
Mức lương của nghề điện ô tô
Các sinh viên ngành công nghệ ô tô ngay sau khi ra trường có thể làm được việc tại showroom ô tô hay các gara sửa chữa ô tô để thực hiện công việc chuyên môn. Mức lương ngành Công nghệ ô tô phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và kinh nghiệm trong nghề của bạn. Cụ thể:
- Đối với những sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế sẽ có mức thu nhập trung bình từ 5.000.000 – 8.000.000 đồng/ tháng.
- Đối với những người có kinh nghiệm trong nghề, thợ cứng mức lương trung bình từ 9.000.000 – 12.000.000 đồng/ tháng.
- Với những kỹ sư có thâm niên kinh nghiệm trên 5 năm, hay cấp quản lý, quản đốc sẽ có mức lương có thể lên đến 1000 USD/tháng (tương đương 23.000.000 đồng/ tháng)
Như vậy, để có cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp ngành công nghệ ô tô thì bạn cần trình độ chuyên môn và có kỹ năng thực hành để đáp ứng yêu cầu của các đơn vị tuyển dụng.
Các trường đào tạo ngành Công nghệ ô tô
Ở nước ta hiện có nhiều trường đại học đào tạo ngành Công nghệ ô tô (một số trường là ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô), thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:
Khu vực | Tên trường |
Khu vực miền Bắc | Đại học Công nghệ Giao thông vận tải |
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội | |
Học viện Nông nghiệp Việt Nam | |
Đại học Công nghiệp Hà Nội | |
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định | |
Đại học Sao Đỏ | |
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên | |
Đại học Công nghiệp Việt Hung | |
Đại học Lâm nghiệp | |
Đại học Thành Đô | |
Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị | |
Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học thái Nguyên | |
Khu vực miền Trung | Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh |
Đại Học Vinh | |
Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng | |
Đại học Nha Trang | |
Đại học Đông Á | |
Khu vực miền Nam | Đại học Công nghệ TP.HCM |
Đại học Công nghiệp TP.HCM | |
Đại học Nông lâm TP.HCM | |
Đại học Dân lập Lạc Hồng | |
Đại học Nguyễn Tất Thành | |
Đại học Công nghệ Đồng Nai | |
Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM | |
Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long | |
Đại học Công nghệ Đồng Nai | |
Đại học Lạc Hồng | |
Đại học Nam Cần Thơ |
Ngoài các trước đại học trên, có một số trường cao đẳng cũng đào tạo chuyên ngành Công nghệ ô tô, các bạn có thể tìm hiểu thông tin cụ thể trên website của các trường.
Tổng hợp