nghe-co-khi-la-gi-hoc-nganh-co-khi-o-dau-1

Nghề cơ khí là gì? Học ngành cơ khí ở đâu?

Công nghệ kỹ thuật cơ khí là một ngành quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội vì tất cá các máy móc, dây chuyền sản xuất cần hoạt động đều có đóng góp của kỹ sư, nhà khoa học. Vậy nghề cơ khí là gì? Học ngành cơ khí ở đâu và cơ hội nghề nghiệp như thế nào?

Kỹ sư cơ khí là gì?

Kỹ thuật cơ khí là ngành áp dụng các loại thiết bị, máy móc hoặc các vật dụng hữu ích các định luật bảo toàn, ứng dụng nguyên lý động lực học, phân tích các hệ vật lý các nguyên liệu vật lý để chế tạo ra công tác thiết kế hàng không, phương tiện giao thông, đồ dùng gia đình… Ngành cơ khí là những người thiết kế, chế tạo máy móc lĩnh vực máy bay, ô tô, thống nhiệt, robot. Kỹ thuật cơ khí là ngành có nhiều cơ hội, triển vọng nghề nghiệp phát triển trong tương lai.

nghe-co-khi-la-gi

Nghề cơ khí là gì?

Ngành kỹ thuật cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng , phục vụ cho thiết kế và sản xuất, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí. Ngành kỹ thuật cơ khí trang bị cho sinh viên những kiến thức gia công, thiết kế, chế tạo, cải tiến các sản phẩm cơ khí, giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc và những thiết bị trong quy trình sản xuất

Kỹ sư cơ khí là một trong những ngành ngành nghề quan trọng.

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí học những gì?

  • Kiến thức cơ bản: Khối kiến thức đại cương về toán học, ngoại ngữ, tin học, vật lý, hóa học cơ sở ngành và chuyên ngành.
  • Kiến thức chuyên ngành: Sử dụng thành thạo các phần mềm vẽ 2D, 3D như Inventor, Visi, AutoCAD phục vụ trong công tác thiết kế và gia công trên máy CNC
  • Lập quy trình công nghệ gia công một số dạng chi tiết
  • Lập trình và gia công chi tiết phay trên máy CNC
  • Phân tích được nguyên lý làm việc của các loại máy cắt kim loại thông dụng
  • Kỹ năng thực hành: Thực hiện được các công việc về gia công, cắt gọt trên các máy tiện, phay vạn năng
  • Có khả năng khoan, máy tiện, phay CNC
  • Có khả năng bảo quản,bảo dưỡng và bảo trì một số máy gia công
  • Các công việc gia công cơ khí khác nguội chế tạo, nguội sữa chữa
  • Hàn được các chi tiết ở các vị trí hàn 1F, 2F, 1G, 2G đúng kích thước, ít bị khuyết tật
  • Có khả năng vẽ và thiết kế một số các chi tiết 2D,3D trên phần mềm CAD/CAM
  • Có khả năng sử dụng các thiết bị hiện đại trong lĩnh vực chuyên ngành.
  • Trình độ tin học văn phòng, tin học ứng dụng chuyên ngành phục vụ cho nhu cầu nghề nghiệp
  • Có khả năng ứng dụng các kiến thức về đại cương, cơ sở ngành chuyên ngành vào thiết kế quá trình sản xuất

Ngành kỹ thuật cơ khí gồm những nghề nào?

Sinh viên có thể theo học các ngành kỹ thuật thiết kế, lập trình cơ khí:

  • Kỹ sư thiết kế cơ khí.
  • Lập trình viên và vận hành cho máy tiện CNC.
  • Kỹ sư cơ khí chế tạo máy.
  • Kỹ sư thiết kế cơ khí
  • Nhân viên Kỹ thuật – Bảo trì thang máy.
  • Nhân viên kỹ thuật cắt Laser Inox.
  • Kỹ sư điện và các nghề khác trong lĩnh vực Điện lực.
  • Nhân viên Kỹ thuật trong nhiều ngành nghề khác.

Cơ hội việc làm của ngành Cơ khí

  • Làm việc trong các công ty, xí nghiệp về gia công, cắt gọt về cơ khí như hàn, tiện, phay
  • Làm việc trong các phân xưởng gia công máy vạn năng và máy CNC
  • Thiết kế, thi công và lắp đặt sản phẩm cơ khí tham gia quá trình thiết kế, phân tích bản vẽ
  • Thực hiện gia công và giám sát quá trình thiết kế.
  • Lắp ráp, bảo trì, sửa chữa, phục hồi thiết bị cơ khí
  • Sửa chữa, bảo trì máy móc
  • Trực tiếp sản phẩm, máy móc phục vụ đời sống sản xuất
  • Sửa chữa, khắc phục lỗi của máy móc khi phát hiện các hư hỏng hoàn thiện và khắc phục sai sót để hoàn tất sản phẩm
  • Lắp đặt, vận hành thiết bị máy móc, thực hiện quá trình lắp đặt máy móc thiết bị cho nhà xưởng
  • Thực hiện công việc kiểm tra, bảo trì cho máy móc, vận hành, theo dõi và quản lý quá trình vận hành của nhà xưởng và công trình.
  • Đưa ra giải pháp để cải tiến máy móc và thiết bị, đưa ra các phương án để cải tiến các hoạt động của máy móc
  • Nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chủ động đưa ra các đề xuất, ý tưởng để cải tiến, khắc phục vấn đề của máy móc.
  • Kiểm tra bảo dưỡng thiết bị, quản lý và thiết bị tự động hóa phục vụ trong lĩnh vực cơ khí
  • Giảng dạy các môn học của chuyên ngành Cơ khí ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề.
  • Tiến hành làm các công việc khác theo yêu cầu phân công của cấp trên.

Kỹ sư cơ khí học trường nào? 

Ở nước ta có nhiều trường đào tạo ngành kỹ sư cơ khí, chế tạo máy:

Khu vực Hà Nội

  • Đại học công nghiệp Hà Nội
  • Đại học công nghệ đại học quốc gia Hà Nội
  • Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Đại học Lâm Nghiệp
  • Đại học giao thông vận tải
  • Đại học công nghệ giao thông vận tải
  • Đại học Thủy Lợi
  • Đại học mỏ địa chất
  • Đại học điện lực
  • Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
  • Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp

Khu vực TP. Hồ Chí Minh

  • Đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM
  • Đại học giao thông vận tải TPHCM
  • Đại học Bách Khoa – đại học học quốc gia TPHCM
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học nông lâm TPHCM
  • Đại học công nghệ TPHCM
  • Đại học công nghệ Sài Gòn
  • Đại học công nghiệp TPHCM
  • Đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM
  • Học viện hàng không Việt Nam

Rate this post

About The Author