Nghề biển là gì? Những nguy hiểm rình rập với thuyền viên

Nghề biển là ngành nghề truyền thống đi cùng với sự hình thành và phát triển lâu đời tại nước ta. Nghề đi biển từ lâu trở thành công việc quan trọng với người dân, thúc đẩy kinh tế. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thông tin nghề biển là gì? Và hiểu hết những khó khăn của người con của biển như thế nào. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.

1. Nghề biển là gì?

Nghề biển không còn xa lạ với những người ven biển, gắn liền với hình ảnh làng chài. Điều đó thể hiện qua 2 câu thơ:

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

 Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

 Huy Cận

Thực tế, khái niệm nghề biển cực kỳ rộng lớn. Hiểu một cách đơn giản, nghề biển là hoạt động trên biển với nhiều khó khăn, mạo hiểm. Người đi biển gọi là thuyền viên. Mỗi chuyến đi phải xa người thân, gia đình, đối mặt với muôn vàn khó khăn.

Nghề biển bảo vệ chủ quyền dân tộc
Nghề biển bảo vệ chủ quyền dân tộc

Công việc chính của thuyền viên là đánh bắt thủy, hải sản gần – xa bờ. Bên cạnh đó họ còn thực hiện các công việc đặc thù khác là bảo vệ an toàn trên biển và nghiên cứu tiềm năng biển…

Về cơ bản, nghề đi biển là tên gọi chung của rất nhiều công việc lao động trên biển. Ngoài cách gọi nghề biển thì công việc đó còn cụ thể với các tên gọi khác:Thuyền viên, Lao động đánh bắt thủy hải sản, Lái tàu – thuyền, thủy thủ, Nhà nghiên cứu biển, Cảnh sát biển…

>> Xem thêm: Biên dịch viên là gì? Yếu tố trở thành biên dịch viên giỏi

2. Nghề đi biển – nghề đặc thù đầy nguy hiểm

Nhắc đến nghề biển, người ta sẽ hình dung ra hình ảnh làng chài, người dân chài lưới căng buồm với gió khơi. Dẫu vậy, thực tế công việc đi biển quy mô hơn nhiều. Đó không chỉ xoay quanh hoạt động đánh bắt thủy, hải sản mà còn góp phần quan trọng khẳng định chủ quyền dân tộc.

Nghề biển phải đối mặt với sự khắc nghiệt, thử thách tiềm ẩn mà thiên nhiên mang lại. Có thể nói đây là nghề đầy rẫy nguy hiểm.

Hiện nay, để bảo vệ người đi biển thì tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đã phê chuẩn, thông qua nhiều quy định công ước quốc tế về luật biển nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, quyền lợi của hoạt động quốc tế với những người lao động trong “nghề đi biển”.

Dù vậy, nghề biển vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách với rủi ro không chỉ đến từ thiên nhiên mà từ cả con người. Đó là hoạt động bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Bởi nơi đây không được đánh dấu lãnh thổ rõ ràng như trên đất liền.

Điều đó khiến cho việc vô tình xâm phạm lãnh thổ nước khác cũng có thể đe dọa tính mạng với chính những thuyền viên đó.

Dù hoạt động cảnh báo thiên tai nhiều nhưng với tình trạng bão biển xuất hiện liên tục hàng năm cũng khó có thể lường trước đó. Nhất là những đợt bão lớn với tốc độ di chuyển nhanh, thuyền viên đôi khi không kịp cập bờ tránh bão.

Mối đe dọa đến các thuyền viên tiếp theo phải kể đến sự va chạm với các thuyền lớn hơn. Để giải quyết va chạm này thì các thuyền viên thường sẽ giải quyết nhau bằng đàm phán, thậm chí là vũ lực.

Ngoài ra chạm giữa các thuyền thì sự va chạm với tự nhiên cũng dẫn đến hậu quả nặng nề. Cụ thể như ca chạm với những hòn đá ngầm, bị mắc kẹt giữa vùng nước nông giữa biển gây ra nhiều nguy hiểm.

Ngoài những khó khăn trên thì người lao động trên biển cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn khác như bị mất liên lạc, mất phương hướng, cướp biển… Đó là công việc được xếp vào loại đặc thù với đầy rẫy những nguy hiểm. Tuy nhiên, người lao động gắn bó với biển không chỉ vì giá trị nghề nghiệp mà còn là việc bảo vệ chủ quyền dân tộc nên không thể bỏ cuộc.

3. Nghề biển vừa sản xuất vừa khẳng định chủ quyền dân tộc

Tình trạng va chạm giữa tàu thuyền các quốc gia với nhau thường xuyên xuất hiện trên truyền thông, báo chí. Tình trạng này không chỉ là tranh chấp quyền lợi kinh tế mà còn liên quan chủ quyền dân tộc. Đó là lý do nói “Nghề đi biển công việc vừa sản xuất vừa khẳng định chủ quyền dân tộc”.

Thống kê cho biết, Việt Nam chiếm gần 30% diện tích biển đông, có đường bờ biển kéo dài đến hơn 3260 km, nơi đây sở hữu nhiều đảo và quần đảo lớn nhỏ xa- gần bờ.

Nghề biển với vô vàn khó khăn, vất vả
Nghề biển với vô vàn khó khăn, vất vả

Nơi đây tiếp giáp với các quốc gia khác gồm Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Philippin, Brunay, Malaysia, Singapo, Campuchia khiến cho hoạt động bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển không hề đơn giản.

Những người ngư dân khi đó không chỉ góp sức để hoạt động kinh tế mà còn có vai trò quan trọng để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Việc di chuyển, ghé thăm và đặt chân đến đảo và quần đảo xa bờ của những người lao động trên biển góp phần không nhỏ khẳng định chủ quyền dân tộc.

Không chỉ vậy, hoạt động khai thác, đánh bắt thủy hải sản gần bờ khiến cho nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt. Qua đó đẩy mạnh hoạt động đánh bắt xa bờ giúp lao động trên biển khai thác tiềm năng tối đa.

>>> Xem thêm: 5+ làng nghề ở Hà Nội giữ gìn nét văn hóa truyền thống nghìn năm

Bên cạnh các thuyền viên, công việc đi biển khác chủ yếu là hải quân, cảnh sát biển với nhà nghiên cứu đang đóng góp quan trọng về việc bảo vệ, khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển. Đồng thời đảm bảo an ninh hàng hải nói chung của khu vực biển chủ quyền.

Điều đó sẽ tác động ngược lại với hoạt động trên biển, đảm bảo an toàn tính mạng cho những thuyền viên và giảm tranh chấp trên biển giúp họ yên tâm hơn để lao động, góp phần thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển.

Có thể thấy nghề biển là công việc quan trọng vừa thúc đẩy kinh tế, sản xuất mà góp phần bảo vệ, khẳng định chủ quyền quốc gia, dân tộc. Dẫu vậy, công việc đó đầy rẫy những khó khăn, đòi hỏi người lao động phải kiên trì với những kỹ năng khác.

Bài viết trên đây nhằm giúp bạn tổng hợp thông tin của nghề biển qua đó giúp hiểu hơn về những khó khăn của thuyền viên. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan khác. Chúc bạn thành công!

Rate this post

About The Author