Nhắc đến những làng nghề truyền thống của nước ta thật sự thiếu sót nếu không nhắc đến các làng nghề ở Huế. Hãy cùng ghé thăm những làng nghề truyền thống ở Huế để hiểu thêm về những nét văn hóa đặc sắc được lưu truyền qua bao thế hệ.
Top 6 làng nghề ở Huế nổi tiếng nhất
Làng nghề làm nón lá
Chiếc nón lá nhìn bình dị mộc mạc nhưng để làm ra nó phải trải qua 15 công đoạn hết sức tỉ mỉ, được những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân. Ngày nay, nón lá được sản xuất ở một số làng nghề nổi tiếng, phải kể đến đầu tiên là nơi đã sinh ra chiếc nón lá – làng Tây Hồ xã Phú Hồ, tiếp đó là các làng nghề như làng Mỹ Lam, Đốc Sơn, Hương Sơ, Dạ Lê, Kim Long, Phước Vĩnh, Phú Cam, Triều Tây…
Làng nghề làm hương Thủy Xuân
Làng Hương Thủy Xuân là làng hương lớn nhất của Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km về phía Tây Nam. Ghé thăm ngôi làng này, bạn sẽ có dịp trầm trồ trước những bông hoa hương muôn sắc màu và ngập tràn trong mùi hương trầm thơm ngát. Đến nơi đây, bạn sẽ cảm thấy thích thú khi được người dân tạo điều kiện để tìm hiểu và trực tiếp tham gia vào việc làm hương.
Xem thêm: Những điều cần biết về nghề chăn nuôi
Ngày trước hương vốn chỉ có hai màu nâu và đỏ, nhưng để bắt mắt hơn, những người thợ đã tìm cách phối thành nhiều màu để nhuộm chông. Những người thợ còn tinh tế sắp xếp những bó hương nhiều màu sắc đó thành từng chùm, có bó dựa vào nhau, có bó xòe thành chùm, tỏa ra như những đóa hoa đẹp rực rỡ, khiến bao du khách chiêm ngưỡng phải xốn xang.
Làng nghề đúc đồng
Có thể nói, làng nghề đúc đồng ở Huế là một trong những làng nghề lâu đời nhất Việt Nam nói chung và xứ Huế nói riêng. Phường đúc ở Huế ra đời có nguồn gốc từ tổ chức của những thợ thuyền cùng nghề đúc dưới thời Chúa Nguyễn. hiện còn nhiều tác phẩm bằng đồng vẫn được lưu giữ cẩn thận đến tận ngày nay như: khánh, chuông chùa Thiên Mụ (1710), Diệu Ðế (1864); vạc đồng, nghi môn bằng đồng trong Ðại Nội,…. Đây quả là những thành tựu rực rỡ của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam thời xa xưa ấy.
Làng hoa giấy Thanh Tiên
Làng hoa giấy Thanh Tiên đã có lịch sử gần 400 năm, được hình thành từ thời các vua nhà Nguyễn. Nghề làm hoa giấy ở đây xuất phát từ tín ngưỡng thờ cúng dân gian của người dân đất cô đô. Làng hoa giấy Thanh Tiên bên cạnh sản xuất hoa giấy để phục vụ thờ cúng, lễ tết, còn làm hoa giả để trang trí nhà cửa, trưng bày trong các triển lãm, làm quà lưu niệm xuất khẩu quốc tế.
Làng nghề gốm Phước Tích
Xem thêm: Tổng quan về nghề điện
Ngày trước gốm Phước Tích là sản phẩm đặc biệt được cống nạp cho các triều đại nhà Nguyễn để nấu cơm cho vua ăn. Ngày nay, sản phẩm gốm Phước Tích đã có mặt trong cuộc sống của người dân quê hương cũng như ở khắp các vùng của miền đất Thuận Hóa.
Làng nghề điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên ở xứ Huế
Hầu hết những tác phẩm mỹ nghệ Mỹ Xuyên đều đạt giá trị cao cấp. Đã có rất nhiều sản phẩm giành được huy chương vàng, bạc tại những triển lãm ở tỉnh và toàn quốc.
Những nghệ nhân của làng Mỹ Xuyên có thể làm được đa dạng mọi mẫu mã, từ điêu khắc người, thú cho đến đồ vật. Dù bất kỳ sản phẩm nào cũng thể hiện rõ sự sống rộng và tinh tế trong từng đường nét.
Những làng nghề ở Huế đều mang một vẻ đẹp, một nét riêng đặc sắc, nhưng chúng đều ẩn chứa những giá trị văn hóa đáng trân trọng và cần gìn giữ, phát triển. Để trải nghiệm được rõ nét hơn về những làng nghề này, du khách có thể tự mình tham quan, khám phá và trải nghiệm thực tế nhé.