Trong các nghề nghệ thuật thì dancer là công việc năng động rất phù hợp với giới trẻ hiện nay. Để trở thành vũ công chuyên nghiệp thì trước tiên bạn phải nắm được nghề dancer là gì?
Dancer là từ chuyên dụng chỉ những người thực hiện động tác nhảy, múa theo điệu nhạc, nhằm tạo ra màn trình diễn đẹp mắt và đầy cảm xúc cho người xem. Các vũ công là phần quan trọng, không thể thiếu trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật và âm nhạc.
Nói một cách khái quát hơn thì Dancer là các vũ công.
Nghề vũ công thực hiện các công việc dưới đây:
– Tập luyện vũ đạo: Công việc này thực hiện thường xuyên và tốn khá nhiều thời gian của các vũ công. Để chuẩn bị cho màn trình diễn trong vài phút thì họ cũng phải tập luyện cả tháng trời.
– Nhận lịch diễn, tìm kiếm show diễn: Các vũ công thực hiện công việc trong vũ đoàn từ nhận lịch diễn người quản lý, còn vũ công tự do sẽ phải liên hệ để kiếm show diễn.
– Chuẩn bị trước khi biểu diễn: Vũ công phải tự di chuyển, tổng duyệt, chuẩn bị đạo cụ, trang phục và trang điểm phù hợp,…
– Biên tập vũ đạo: Các vũ công thực hiện công việc sáng tạo, chỉnh sửa những điệu nhạc phù hợp với bản nhạc theo chủ đề chương trình.
– Biểu diễn: Các vũ công trình diễn những vũ đạo đã tập luyện và chuẩn bị từ trước.
– Tham gia sinh hoạt với các vũ đoàn hay tổ chức nơi vũ công làm việc.
>>> Bạn có biết: Nghề biển là gì? Những nguy hiểm rình rập với thuyền viên
Các vũ công tự do hay vũ công thuộc vũ đoàn tư nhân thì không cần bằng cấp hay có trình độ. Với những ai muốn làm việc tại các đoàn nghệ thuật hay vũ đoàn thuộc cơ quan tổ chức Nhà nước thì chỉ cần yêu cầu bằng tốt nghiệp trình độ Trung cấp trở lên về chuyên ngành múa, biểu diễn vũ đạo.
Để trở thành dancer chuyên nghiệp thì bạn phải đáp ứng những điều kiện dưới đây:
– Về chuyên môn: Đòi hỏi phải thành thạo các kỹ thuật nhảy, có kỹ năng biên đạo như tạo ra một bài nhảy theo chủ đề hay bản nhạc, có khả năng ghi nhớ, học nhanh các động tác nhảy.
– Độ tuổi dao động từ 4 – 50 tuổi: Thường thì các bạn tí hon từ 4 tuổi thì cũng trở thành vũ công. Tuy nhiên những vũ công nhí này chỉ biểu diễn những vũ đạo trong các bài hát thiếu nhi, do vậy với độ tuổi thấp này thì không được coi là vũ công chuyên nghiệp mà chỉ là vũ công nghiệp dư.
– Có niềm đam mê với nhảy múa: Yếu tố này rất quan trọng để tạo ra một người vũ công. Tuy nhiên, để trở thành dancer chuyên nghiệp thì phải tập luyện rất nhiều. Dù chỉ là bài biểu diễn khoảng 4-5 phút thôi nhưng ít ai biết rằng các vũ công phải bỏ ra hàng ngàn ngày để học và tập luyện điệu nhảy, thậm chí còn bị chấn thương khi tập luyện. Những điều này buộc bạn phải có đam mê thì mới vượt qua được.
Các vũ công thường làm việc tự do hay làm cho các vũ đoàn tư nhân, thu nhập không ổn định, chủ yếu phụ thuộc vào số lượng Show đăng ký. Do vậy, thu nhập hàng tháng của họ lên tới hàng chục triệu, nhưng cũng có khi tháng không đủ chi tiêu.
Mỗi show diễn thì các vũ công nhận tiền cát sê từ vài trăm ngàn đến vài chục triệu, tùy vào độ nổi tiếng, quy mô chương trình với kỹ thuật trình diễn. Dẫu vậy, số tiền vũ công nhận về trên thực tế sẽ thấp hơn bởi họ phải trừ đi chi phí đạo cụ với trang phục biểu diễn.
Để có cơ hội phát triển trong nghề Dancer hơn thì các vũ công phải kiêm thêm nhiều công việc khác mới đủ sống như làm MC, kinh doanh, dạy nhảy…Đây cũng là tiềm năng lớn với những người hoạt động trong lĩnh vực này.
Vũ công được coi là nghề tay trái hơn là nghề chính. Do vậy, để làm giàu với nghề này thì đa số họ chỉ xem đây là nghề thỏa mãn đam mê được nhảy múa.
Ngoài những ánh hào quang trên sàn diễn, trên màn ảnh nhỏ thì các dancer cũng phải đối mặt với những khó khăn như:
– Chấn thương khi tập luyện và biểu diễn là điều thường xảy ra với các dancer, như lật cổ chân, trật khớp, bong gân và gãy xương… Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân như sai tư tế, vận động cơ thể trong thời gian dài với cường độ cao hay thực hiện động tác khó bị trượt tay, chân khi tập luyện.
– Thu nhập không đủ trang trải cuộc sống: Như các bạn đã biết, nghề vũ công giàu nhanh chóng nếu như nổi tiếng. Tuy nhiên với những bạn mới vào nghề, hay chưa nổi tiếng thì nhận lương cực kỳ thấp. Tháng nào ít Show thì thu nhập chỉ đủ trang trải chi phí hàng ngày. Vũ công làm việc trong đoàn nghệ thuật với mức lương thấp, nhỉnh hơn vùng tối thiểu khoảng 5 – 7 triệu/tháng.
>>> Xem thêm: Nghề Designer là gì? Các vị trí công việc của Designer
– Nhiều cám dỗ: Dancer thường phải tập luyện nhiều nên sở hữu thân hình tươi trẻ, khỏe, đẹp. Bởi vậy, nhiều người sử dụng tiền bạc, danh vọng nhằm lợi dụng vũ công để quan hệ thể xác hay làm bồ nhí,… Không chỉ vậy, vũ công còn dễ sa ngã với các chất kích thích bị cấm như ma túy. Lý do là bởi họ thường xuyên phải biểu diễn và tiếp xúc với khách hàng tại các quán bar, club, pub,…
– Vi phạm bản quyền các điệu nhảy: Một số điệu nhảy được tác giả thực hiện đăng ký bản quyền, do vậy nếu vũ công bắt chước điệu nhảy này sẽ bị tác giả kiện đòi bồi thường. Do vậy các dancer cần phải tìm hiểu kỹ và xin phép tác giả trước khi thực hiện điệu nhảy hay vũ công tự biên đạo điệu nhảy cho chính mình.
– Tốn tiền vào quần áo, trang phục, có nhan sắc xinh đẹp: Việc làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật nên phải được chú trọng hình thức bên ngoài. Hàng tháng họ phải chi số tiền lớn để mua sắm quần áo, tập luyện, đi diễn, mua mỹ phẩm, quần áo,…
Nghề Dancer sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn thử thách và khó khăn. Đòi hỏi các bạn trẻ phải có niềm đam mê, năng động thì mới có thể phát triển được sự nghiệp. Chúc các bạn thành công!
Tại thành phố HCM có rất nhiều trường Cao đẳng đào tạo ngành Điều dưỡng…
Tuổi Hợi hợp màu gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi…
Trong những năm gần đây, phương án tuyển sinh bằng xét tuyển học bạ được…
Khâu dựng phim cực kỳ quan trọng để tạo ra những tác phẩm phim hoàn…
Nghề đúc đồng có lịch sử và truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Dù…
Thiết kế thuộc lĩnh vững mỹ thuật và được rất nhiều bạn trẻ yêu thích…