Nghề nghiệp

Những vị trí công việc trong nhóm ngành nghề Công nghệ thông tin

Trong những năm gần đây, nghề Công nghệ thông tin rất hot và được nhiều bạn trẻ lựa chọn để học tập tại các trường đại học, cao đẳng. Hãy tìm hiểu về những vị trí công việc cụ thể của ngành Công nghệ thông tin trong bài viết dưới đây.

Nghề Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một ngành học đào tạo ra những kỹ sư để sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để phân phối và xử lý các dữ liệu thông tin, đồng thời dùng để trao đổi, lưu trữ và chuyển đổi các dữ liệu thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau. Hiểu một cách đơn giản, đây là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, lưu trữ, khai thác thông tin và truyền dẫn thông tin.

Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin được phân chia thành 5 chuyên ngành phổ biến gồm: Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin và Mạng máy tính truyền thông.

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin để phát triển khả năng sửa chữa, xây dựng, cài đặt, bảo trì các phần cứng của máy tính, cũng như nghiên cứu và phát triển các ứng dụng phần mềm. Ngoài ra, người học cũng được đào tạo những kiến thức về an toàn và bảo mật thông tin mạng, một trong những lĩnh vực quan trọng được quan tâm hàng đầu trên thế giới hiện nay.

Những vị trí công việc trong nhóm ngành nghề Công nghệ thông tin

Xem thêm: Những điều cần biết về đặc điểm và vai trò của nghề dịch vụ

Học Công nghệ thông tin ra trường làm gì?

Lĩnh vực Công nghệ thông tin có rất nhiều mảng khác nhau, dưới đây là một số vị trí công việc cụ thể khi theo học ngành này.

Lập trình viên 

Lập trình viên là những người chuyên xây dựng và phát triển các phần mềm khác nhau trên máy tính. Họ lập kế hoạch cho ứng dụng hoặc phần mềm và sau đó lập trình viết mã bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như Java, Python, CSS…

Người kiểm duyệt chất lượng phần mềm

Họ chính là những người kiểm tra, đánh giá các sản phẩm công nghệ phần mềm do các lập trình viên tạo ra để tìm kiếm lỗi, sai sót hay bất kỳ vấn đề nào mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

Quản trị cơ sở dữ liệu

Quản trị cơ sở dữ liệu là một ngành đang phát triển nhanh chóng và hứa hẹn tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Bởi hiện nay hầu hết các tổ chức hay doanh nghiệp lớn, nhỏ đều ghi chép những dữ liệu quan trọng bằng cách lưu trữ trên máy tính.

Theo đó, các đơn vị cần phải có các chuyên gia với nhiệm vụ đảm bảo an toàn của các cơ sở dữ liệu khỏi người dùng trái phép truy cập hay kết nối không an toàn này tránh để kẻ xấu tấn công. Họ sẽ sử dụng các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu để xác định cách thức tổ chức và truy cập dữ liệu của công ty một cách hiệu quả nhất, đảm bảo tính bảo mật của cơ sở dữ liệu và sao lưu hệ thống.

Chuyên gia phân tích hệ thống

Chuyên gia phân tích hệ thống có nhiệm vụ giúp doanh nghiệp, tổ chức phân tích chỉ số, dữ liệu trên hệ thống máy tính. Từ đó đưa ra đánh giá và báo cáo kịp thời để nâng cấp hệ thống giúp cho các công ty, doanh nghiệp sử dụng công nghệ máy tính dễ dàng và hiệu quả. Họ sẽ lên kế hoạch và thiết kế các hệ thống mới hoặc tổ chức lại các tài nguyên máy tính của doanh nghiệp để sử dụng một cách tốt nhất.

Chuyên gia an ninh thông tin, chuyên gia bảo mật thông tin

Các chuyên gia về bảo mật có nhiệm vụ ngăn chặn sự tấn công của các hacker và tìm ra các lỗ hổng của phần mềm để sửa chữa. Đồng thời giúp các ứng dụng phần mềm bất khả xâm pháp với các hacker nhằm mục đích xấu đến các doanh nghiệp, tổ chức.

Thiết kế game video

Trong những năm gần đây, ngành thiết kế game video càng được nhiều bạn trẻ ưa chuộng bởi sự thú vị và độc đáo, với những ý tưởng sáng tạo về việc thiết kế các loại hình game video. Đây cũng là ngành nghề mang lại mức thu nhập cao nếu bạn muốn theo đuổi.

Nhà quản lý hệ thống thông tin 

Nhà quản lý hệ thống thông tin là người sẽ giám sát công việc của các nhà phân tích hệ thống, lập trình viên và các chuyên gia máy tính khác. Vị trí này thường dành cho những người đã từng làm cố vấn hoặc quản lý trước đó.

Chuyên gia mật mã

Chuyên gia mật mã là người chuyên thiết kế hệ thống mật mã, hoặc phá vỡ mật mã và thực hiện các nghiên cứu về mật mã, những công việc vốn thuộc về trách nhiệm của kỹ sư bảo mật thông tin hay nhà quản trị mạng. Bên cạnh đó, có rất nhiều chuyên gia mật mã làm nhà tư vấn về mật mã và có những vị trí làm việc dành cho họ trong Chính phủ hay một số tập đoàn lớn.

Kỹ sư phần mềm

Kỹ sư phần mềm có nhiệm vụ phân tích yêu cầu người dùng và tạo ra phần mềm ứng dụng. Họ có kinh nghiệm lập trình, tập trung vào nhiệm vụ thiết kế và phát triển phần mềm dựa trên các nguyên lý toán học hay kỹ thuật.

Quản trị web

Họ là những người phát triển và duy trì trang web cũng như các tài nguyên của trang web. Công việc này bao gồm sao lưu trang web công ty, cập nhật tài nguyên hoặc xây dựng các tài nguyên mới, thiết kế và phát triển trang web, đồng thời giám sát lưu lượng truy cập trên trang web và tìm biện pháp để khuyến khích người sử dụng ghé thăm trang web. Ngoài ra, người làm quản trị web cũng có thể cộng tác với nhân viên marketing để tăng lưu lượng truy cập trang web và có thể tham gia vào việc phát triển quảng cáo trên trang web.

Kỹ thuật viên máy tính

Kỹ thuật viên máy tính là người chuyên sửa chữa, cài đặt hệ thống và các thành phần máy tính, làm việc trên mọi loại thiết bị, từ máy tính cá nhân, máy chủ đến máy in. Ngoài ra, một số kỹ thuật viên máy tính có trách nhiệm cài đặt hoặc duy trì mạng máy tính.

Chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật

Họ là những người chuẩn bị tài liệu hướng dẫn, báo cáo kỹ thuật và văn bản khoa học hay kỹ thuật khác. Hầu hết các chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật làm việc cho các công ty máy tính, viện nghiên cứu hay cơ quan Chính phủ. Họ chuyển thông tin kỹ thuật thành những hướng dẫn hoặc bản tóm tắt dễ hiểu.

Những vị trí công việc trong nhóm ngành nghề Công nghệ thông tin

Xem thêm: Tìm hiểu những tố chất cần có của nghề đầu bếp

Những tố chất phù hợp với nghề Công nghệ thông tin

Để viết mình có phù hợp với nghề Công nghệ thông tin hay không, bạn có thể tham khảo những tố chất cần có của ngành dưới đây.

Niềm đam mê công nghệ

Đây là tố chất quan trọng hàng đầu giúp bạn dễ dàng hòa nhập tốt vào thế giới công nghệ. Với niềm đam mê về công nghệ, bạn sẽ có động lực để vượt qua khó khăn và áp lực của công việc. Khi đó, bạn sẽ không cảm thấy chán nản khi phải ngồi hàng giờ bên máy vi tính để viết một phần mềm, hay không ngại ngần khi đầu tư hàng tháng trời để hoàn thành công trình nghiên cứu công nghệ.

Thông minh và có óc sáng tạo

Nếu bạn là người thông minh và có óc sáng tạo thì sẽ dễ dàng thành công hơn trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Bởi nghề nghiệp này đòi hỏi tư duy phân tích cao, khả năng tối ưu hóa các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả ứng dụng thực tiễn tốt nhất.

Sự chính xác trong công việc

Tính chính xác là yêu cầu bắt buộc của mọi khoa học và cả trong khoa học máy tính. Trong quá trình xây dựng một ứng dụng, hay phần mềm nếu xảy ra một sai sót nhỏ thì chúng không thể vận hành như mong muốn.

Ham học hỏi và trau dồi kiến thức

Thế giới công nghệ luôn thay đổi và không ngừng phát triển, những kiến thức hôm nay có thể trở nên lỗi thời vào ngày mai. Chính vì vậy, nếu làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì bạn phải liên tục tìm hiểu và trau dồi kiến thức để bắt kịp tốc độ phát triển của lĩnh vực này.

Thành thạo ngoại ngữ

Công nghệ thông tin là một lĩnh vực mang tính toàn cầu vì các sản phẩm công nghệ và internet có mặt trên khắp thế giới. Để trở thành một IT giỏi, bạn cần phải thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu các thông số chuyên môn để tiếp cận, cập nhật thông tin công nghệ. Bên cạnh đó, việc thành thạo tiếng Anh sẽ giúp bạn đáp ứng tốt nhu cầu giao tiếp xã hội và xử lý vấn đề chuyên môn thì bạn đang có trong tay một lợi thế lớn.

Tổng hợp

Rate this post
Phương

Share
Published by
Phương

Recent Posts

Tuổi hợi hợp màu gì? Giải mã các sắc màu may mắn của tuổi Hợi

Tuổi Hợi hợp màu gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi…

8 tháng ago

Điểm xét học bạ ngành Ngôn ngữ Anh Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn là bao nhiêu?

Trong những năm gần đây, phương án tuyển sinh bằng xét tuyển học bạ được…

12 tháng ago

Nghề dựng phim làm những gì? Mức lương và quyền lợi nghề này

Khâu dựng phim cực kỳ quan trọng để tạo ra những tác phẩm phim hoàn…

1 năm ago

Nghề đúc đồng là gì? Quá trình đúc đồng thực hiện như thế nào?

Nghề đúc đồng có lịch sử và truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Dù…

1 năm ago

Nghề dancer là gì? Khó khăn với nghề Dancer là những gì?

Trong các nghề nghệ thuật thì dancer là công việc năng động rất phù hợp…

1 năm ago

Nghề Designer là gì? Các vị trí công việc của Designer

Thiết kế thuộc lĩnh vững mỹ thuật và được rất nhiều bạn trẻ yêu thích…

1 năm ago