Tin tức

Tiêu chí đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non mới nhất

Để cải tiến không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ mầm non tốt hơn. Bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về tiêu chí đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non mới nhất hiện nay.

5 tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Ngày 8/10/2018, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT về quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non mới nhất.

Theo đó, 5 tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non bao gồm như sau:

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nghề nghiệp

Giáo viên mầm non đó phải có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu kỹ năng cũng như nhiệm vụ của người giáo viên mầm non chuyên nghiệp.

 

                     Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Xem thêm: Lòng yêu nghề của giáo viên mầm non để lấy đó là động lực phấn đấu

Bạn cần biết tuân thủ tất cả các quy định và quy tắc rèn luyện phẩm chất nhà giáo; trong quá trình làm việc biết chia sẻ và hỗ trợ đồng nghiệp.

Tiêu chuẩn 2: Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Giáo viên cần nắm vững chuyên môn nghiệp vụ sư phạm mầm non cần thiết, không ngừng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục dựa vào chương trình giáo dục mầm non.

Tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục

Chung tay xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, gần gũi, thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường.

Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng

Cá nhân chủ động tham gia tổ chức. Thực hiện phát triển song song mối quan hệ hợp tác với phụ huynh trẻ em để cải thiện và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà trường.

Tiêu chuẩn 5: Sử dụng thành thạo ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc)

Giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản vào giảng dạy. Thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Tiêu chí đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị vững vàng

Bạn cần có những lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành nghiêm túc các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Ngành, của địa phương và nhà trường.

Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp

Biết yêu thương, tôn trọng, công bằng với trẻ. Sống kiên nhẫn, biết tự kiềm chế, có tinh thần trách nhiệm cao. Giữ gìn đạo đức, uy tín, danh dự nhà giáo

Tiêu chí 3. Năng lực chuyên môn

Thể hiện năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ.

Tiêu chí 4. Có năng lực sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc)

Sử dụng tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác ở mức cơ bản theo quy định. Phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ dân tộc thiểu số.

Tiêu chí 5. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin

Giáo viên biết cách ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin hữu ích vào trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

Tiêu chí 6. Năng lực nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe của trẻ

Thiết kế và tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần lành mạnh cho trẻ.

Tiêu chí 7. Năng lực giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ

Giáo viên biết thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ.

Tiêu chí 8. Năng lực quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ

Tiêu chí 9. Năng lực phát triển các chương trình giáo dục

Tiêu chí 10. Năng lực quản lý nhóm, lớp tại trường

Tiêu chuẩn 4. Năng lực xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và công bằng

Tiêu chí 11. Năng lực xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện đối với trẻ

Tiêu chí 12. Năng lực thực hiện quyền dân chủ của bản thân trong nhà trường

Tiêu chí 13. Năng lực tham gia xây dựng môi trường dân chủ trong nhà trường

Thông qua việc giáo viên biết tôn trọng, hỗ trợ việc thực hiện quyền dân chủ của đồng nghiệp, cha, mẹ của trẻ trong nhà trường.

                              Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non của mỹ

Click ngay: Tìm hiểu nghề giáo viên mầm non để định hướng tương lai

Tiêu chí 14. Năng lực xây dựng mối quan hệ với của cha, mẹ trẻ, tổ chức và các cá nhân có liên quan

Biết tôn trọng, hợp tác, hỗ trợ cha mẹ trẻ và cộng đồng trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

Tiêu chí 15. Xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và cấp trên

Ý  nghĩa của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Nhằm mục đích đánh giá khả năng thích nghi và đáp ứng của giáo viên mầm non vào trong thực tiễn khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho giáo viên tự đánh giá năng lực của bản thân so với yêu cầu quy định của ngành xem bản thân còn thiếu những gì, mạnh ở điểm gì để từ đó có kế hoạch rèn luyện và phấn đấu .

Hy vọng qua bài viết bạn đã biết các tiêu chí đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non mới nhất hiện nay.

Rate this post
cce

Share
Published by
cce

Recent Posts

List các trường Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM chất lượng

Tại thành phố HCM có rất nhiều trường Cao đẳng đào tạo ngành Điều dưỡng…

5 tháng ago

Tuổi hợi hợp màu gì? Giải mã các sắc màu may mắn của tuổi Hợi

Tuổi Hợi hợp màu gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi…

1 năm ago

Điểm xét học bạ ngành Ngôn ngữ Anh Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn là bao nhiêu?

Trong những năm gần đây, phương án tuyển sinh bằng xét tuyển học bạ được…

1 năm ago

Nghề dựng phim làm những gì? Mức lương và quyền lợi nghề này

Khâu dựng phim cực kỳ quan trọng để tạo ra những tác phẩm phim hoàn…

1 năm ago

Nghề đúc đồng là gì? Quá trình đúc đồng thực hiện như thế nào?

Nghề đúc đồng có lịch sử và truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Dù…

1 năm ago

Nghề dancer là gì? Khó khăn với nghề Dancer là những gì?

Trong các nghề nghệ thuật thì dancer là công việc năng động rất phù hợp…

1 năm ago