Nghề giáo là một trong những nghề cao quý nhất. Nghề giáo viên mầm non là một nghề rất đặc biệt, là người thầy đầu tiên và quan trọng, dạy trẻ những bài học đầu tiên của cuộc đời, là người ươm mầm nhân cách cho trẻ.
Xuất phát từ lòng yêu trẻ, rất nhiều em học sinh lớp 12 đứng trước ngưỡng cửa chọn nghề băn khoăn về nghề giáo viên mầm non. Bài viết sẽ giúp các em có thêm những hiểu biết và sự lựa chọn đúng đắn.
Nghề giáo viên mầm non
Đây là nghề có tính đặc thù, ngòai chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, các bạn trẻ phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và lòng yêu trẻ. Là người thầy có lòng vị tha, chu đáo, gần gũi và nâng niu trẻ em.
Giáo viên mầm non không chỉ dạy mà còn phải dỗ, không chỉ giáo dục mà còn phải chăm sóc trẻ và điều quan trọng hơn hết là phải “làm việc bằng tình yêu”.
Trong ngày gần 2/3 thời gian sinh hoạt ở trường với cô (không tính giờ trẻ ngủ ở nhà). Cô cho ăn, cô dỗ ngủ, cô dạy cho bé tất cả mọi điều cần thiết như: Kỹ năng sống, kiến thức về môi trường xung quanh, về toán, về văn học, chữ viết, về thẩm mỹ, hội họa, âm nhạc, phát triển thể chất…và không những thế, trẻ còn mong chờ ở cô sự quan tâm, chăm sóc, sự giúp đỡ, trìu mến, yêu thương, bảo vệ trẻ.
Cô giáo như mẹ hiền
Tuy nhiên, tình yêu đó cần phải có cả sự dịu dàng và cả những yêu cầu mà trẻ phải thực hiện. Không chỉ yêu trẻ, mà giáo viên mầm non còn phải biết yêu điều mình dạy, nghĩa là yêu chính công việc của mình.
Bên cạnh công việc dạy dỗ, chăm sóc trẻ các cô còn phải chịu rất nhiều áp lực từ phía phụ huynh học sinh, áp lực từ chính cuộc sống. Thử hỏi nếu không yêu nghề liệu bạn có thể làm tròn nghĩa vụ của mình hay không?
Những bạn trẻ mới bắt đầu vào nghề và đang chập chững với nghề, để tồn tại và trở thành một giáo viên mầm non giỏi, trước hết hãy tập làm “Mẹ”. Yêu trẻ không chỉ bằng lời nói, bằng suy nghĩ mà còn bằng chính hành động, bởi: “Càng yêu nghề bao nhiêu, càng yêu người bấy nhiêu”.
>>>> Tham khảo thêm: Nghề phiên dịch – ngành “hot” thu nhập khủng hiện nay
Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non trong các trường mầm non công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
Giáo viên mầm non hạng II Mã số: V.07.02.04
Giáo viên mầm non hạng III Mã số: V.07.02.05
Giáo viên mầm non hạng IV Mã số: V.07.02.06
Có rất nhiều bạn đặt câu hỏi: Theo quy định hiện hành thì Tiêu chuẩn chức danh giáo viên mầm non hạng III được quy định cụ thể ra sao?
Theo quy định tại Điều 3, Điều 5 Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ ban hành thì Tiêu chuẩn chức danh giáo viên mầm non hạng III được quy định cụ thể như sau:
– Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non.
– Quý trẻ, yêu nghề; kiên nhẫn, biết tự kiềm chế; có tinh thần trách nhiệm cao; có kiến thức và kỹ năng cần thiết; có khả năng sư phạm khéo léo.
– Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; luôn gương mẫu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, tương trợ, hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp.
– Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của giáo viên theo quy định tại Luật Giáo dục và Luật Viên chức
– Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non trở lên
– Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
– Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
– Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng III.
– Nắm vững chủ trương, chính sách, đường lối, pháp luật, các quy định và yêu cầu của Đảng, Nhà nước, ngành và địa phương về giáo dục mầm non;
– Thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non;
– Chủ động tổ chức, phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ;
– Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi từ cấp trường trở lên;
– Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên mầm non hạng IV lên chức danh giáo viên mầm non hạng III phải có thời gian công tác giữ chức danh giáo viên mầm non hạng IV hoặc tương đương từ đủ 03 năm trở lên. Trong đó thời gian giữ chức danh giáo viên mầm non hạng IV từ đủ 01 năm và tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non trước khi thi hoặc xét thăng hạng từ đủ 01 năm trở lên.
Cơ hội việc làm dành cho giáo viên mầm non
Cùng với sự gia tăng dân số hay sự phát triển của xã hội thì hiện tại về số lượng giáo viên mầm non hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu thì khả năng tìm kiếm việc làm sau khi học sư phạm mầm non là không khó.
Tuy nhiên đối với yêu cầu về chất lượng giáo dục ngày càng tăng thì đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức chuyên môn, đam mê và lòng yêu nghề mến trẻ thì mới có thể theo đuổi nghề này.
Hi vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn đầy đủ những thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công!
Tại thành phố HCM có rất nhiều trường Cao đẳng đào tạo ngành Điều dưỡng…
Tuổi Hợi hợp màu gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi…
Trong những năm gần đây, phương án tuyển sinh bằng xét tuyển học bạ được…
Khâu dựng phim cực kỳ quan trọng để tạo ra những tác phẩm phim hoàn…
Nghề đúc đồng có lịch sử và truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Dù…
Trong các nghề nghệ thuật thì dancer là công việc năng động rất phù hợp…